Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Chuẩn độ là gì? Khái niệm chuẩn độ? là gì?

Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.


1. Nguyên tắc

 Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.

Một số khái niệm cơ bản

- Dung dịch chuẩn độ còn được gọi là dung dịch thuốc thử

- Sự chuẩn độ: quá trình thêm từ từ dung dịch chuẩn bằng buret vào dung dịch của chất cần định lượng gọi là sự chuẩn độ. Có khi người ta làm ngược lại: dung dịch cần định lượng được rót vào buret.

- Điểm kết thúc: thời điểm tại đó ta kết thúc chuẩn độ

- Điểm tương đương: thời điểm mà thuốc thử phản ứng vừa đủ với chất cần định lượng gọi là điểm tương đương. Thông thường, hai điểm này không trùng nhau nghĩa là lượng thuốc thử đã tiêu thụ không tương đương với lượng chất cần xác định. Vì vậy, phương pháp chuẩn độ mắc sai số.

- Chất chỉ thị: để nhận biết điểm tương đương, người ta thường sử dụng những chất có khả năng gây ra các biến đổi dễ quan sát bằng mắt như: sự đổi màu, sự kết tủa... xảy ra rất gần điểm tương đương. 

2. Yêu cầu của phản ứng hóa học dùng trong chuẩn độ

Những phản ứng hóa học dùng trong phương pháp chuẩn độ cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

a. Thuốc thử đã chọn phải phản ứng hoàn toàn với chất cần định lượng theo một phương trình phản ứng, nghĩa là theo một tỷ lệ hợp thức xác định.

b. Phản ứng phải diễn ra nhanh. Với các phản ứng chậm, cần làm tăng tốc độ của chúng bằng cách: đun nóng, thêm chất xúc tác thích hợp.

c. Phản ứng phải chọn lọc, nghĩa là thuốc thử chỉ tác dụng với chất cần định lượng, không phản ứng với bất kỳ chất nào khác (không có phản ứng phụ)

d. Phải có chỉ thị thích hợp để xác định điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ với sai số chấp nhận được.

3. Phân loại

Thường người ta phân loại các phương pháp chuẩn độ theo bản chất của phản ứng chuẩn độ, có 4 loại

a. Chuẩn độ trung hòa

Phương pháp chuẩn độ này dựa trên phản ứng giữa axit và bazơ

Ví dụ: Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng thuốc thử HCl 0,1N, hoặc ngược lại

hinh-anh-chuan-do-la-gi-khai-niem-chuan-do-30-0

b. Chuẩn độ tạo phức

Dựa trên phản ứng tạo phức chất giữa chất cần định lượng với thuốc thử. Phương pháp này được dùng để định lượng hầu hết các cation kim loại và một số anion. Thuốc thử phổ biến nhất có tên chung là complexon.

c. Chuẩn độ oxy hóa khử

Phương pháp này dựa trên phản ứng cho nhận electron giữa một chất khử và một chất oxy hóa. Nhiều thuốc thử được dùng để định lượng hầu hết các chất vô cơ và một số chất hữu cơ

Ví dụ: Chuẩn độ dung dịch oxy già bằng thuốc thử KMnO4 0,1N

d. Chuẩn độ kết tủa

Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo kết tủa giữa thuốc thử và chất cần định lượng

Ví dụ: Xác định nồng độ dung dịch NaCl bằng dung dịch chuẩn AgNO3 0,1N

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hiện tượng khói mù quang hóa

Sương mù thông thường là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, nó giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1km. Sương mù quang hóa ( khói mù quang hóa) được gọi dưới tên Smog - sương khói ( fog sương, smoke khói) là hỗn hợp các chất phản ứng và các sản phẩm sinh ra khí Hidrocacbon và các oxit Nito cùng có trong không khí dưới tác dụng của bức xạ mặt trời để hình thành những hợp chất như andehit, ozon, PAN. Sương mù quang hóa xẩy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, nơi tập trung phần lớn các chất ô nhiễm của khí quyển như NOx, các hợp chất VOC...

Xem chi tiết

Liên kết đôi

Liên kết đôi là liên kết hóa học giữa hai nguyên tử, được tạo bởi một liên kết sigma (hay liên kết đơn) và một liên kết pi. Liên kết đôi bền và khó phá vỡ hoàn toàn hơn liên kết đơn, nhưng lại dễ tham gia phản ứng hóa học hơn do chứa liên kết pi dễ bị phá vỡ hơn liên kết sigma.

Xem chi tiết

Polyme

Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Polyme được sử dụng phổ biến trong thực tế với tên gọi là nhựa, nhưng polyme bao gồm 2 lớp chính là polyme thiên nhiên và polyme nhân tạo. Hầu hết các polime thường là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Polime được sử dụng trong đời sống và trong kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, tiêu biểu nhất là chất dẻo, tơ và cao su.

Xem chi tiết

Phương pháp trao đổi ion

Quá trình tương tác của dung dịch với pha rắn có tính chất trao đổi lớn trong pha rắn với còn có trong dung dịch. Và quá trình được dùng để tách các kim loại Pb, Zn, Cu, Hg, Cr, Ni, Cd, Mn… hợp chất As, P, CN các chất lỏng phóng xạ khỏi nước thải. Quá trình trao đổi ion có thể sử dụng với cation và anion hữu cơ hoặc vô cơ.

Xem chi tiết

Phân đạm

Phân đạm là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

F3NO3SF3NS

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Difluoraminooxysulfonyl fluoride và chất Thiazyl triflorua

Xem thêm

F3NaSnF3Nd

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri triflorostannat và chất Neodymi triflorua

Xem thêm

F3OPF3OTa

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Phosphoryl triflorua và chất Tantali monoxit triflorua

Xem thêm

F3OVF3P

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Vanadi(V) triflorua oxit và chất Photpho triflorua

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 21/05/2024