Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Bài 20. Cacbon

• Biết cấu trúc và tính chất vật lí của các dạng thù hình chính của cacbon. • Biết các tính chất hoá học cơ bản của cacbon, vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và sản xuất


I - TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình, khác nhau về tính chất vật lí. Sau đây là một số dạng thù hình của cacbon.

Kim cương là chất tinh thể không màu, trong suốt, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, có khối lượng riêng là 3,51g/cm3. Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử điển hình, trong đó mỗi nguyên tử cacbon tạo bốn liên kết cộng hóa trị bền với bốn nguyên tử cacbon lân cận nằm trên các đỉnh của hình tứ diện đều. Mỗi nguyên tử cacbon ở đỉnh lại liên kết với bốn nguyên tử cacbon khác. Độ dài của liên kết C−C bằng 0,154nm. Do cấu trúc này nên kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất.

hinh-anh-bai-20-cacbon-328-0hinh-anh-bai-20-cacbon-328-1

Than chì là tinh thể màu xám đen, có ánh kim, dẫn điện tốt nhưng kém kim loại. Tinh thể than chì có cấu trúc lớp.

Trong một lớp, mỗi nguyên tử cacbon liên kết theo kiểu cộng hóa trị với ba nguyên tử cacbon lân cận nằm ở đỉnh của một tam giác đều. Độ dài của liên kết C−C bằng 0,142nm. Khoảng cách giữa hai nguyên tử cacbon thuộc hai lớp lân cận nhau là 0,34nm. Các lớp liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu, nên các lớp dễ tách khỏi nhau. Khi vạch than chì trên giấy, nó để lại vạch đen gồm nhiều lớp tinh thể than chì.

Fuleren gồm các phân tử C60,C70,... Phân tử C60 có cấu trúc hình cầu rỗng (hình 3.3) gồm 32 mặt với 60 đỉnh là 60 nguyên tử cacbon. Fuleten được phát hiện năm 1985.

hinh-anh-bai-20-cacbon-328-2

Than điều chế nhân tạo như than cốc , than gỗ, than xương, than muội,... được gọi chung là cacbon vô định hình. Than gỗ, than xương có cấu tạo xốp, nên chúng có khả năng hấp thụ mạnh các chất khí và chất tan trong dung dịch.

II - TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Trong các dạng tồn tại của cacbon, cacbon vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thường cacbon khá trơ, còn khi đun nóng nó phản ứng được với nhiều chất.

Trong các hợp chất của cacbon với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (O,Cl,F,S,...), nguyên tố cacbon có số oxi hóa +2 và +4. Còn trong các  hợp chất của cacbon với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn (hiđro, kim loại), nguyên tố cacbon có số oxi hóa hóa âm. Do đó, trong các phản ứng cacbon thể hiện tính khử và tính oxi hóa khử. Tuy nhiên, tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của cacbon. 

1. Tính khử

a) Tác dụng với oxi

Khi đốt cacbon cháy trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:

C+O2−→to CO2

Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 theo phản ứng:

CO2+C→to 2CO

Do đó, sản phẩm khi đốt cacbon trong không khí, ngoài khí CO2 còn có một ít khí CO.

Cacbon không tác dụng trực tiếp với clo, brom và iot.

b) Tác dụng với hợp chất

Ở nhiệt độ cao, cacbon có thể khử được nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất oxi hóa khác nhau như HNO3,H2SO4 đặc, KClO3,...

Thí dụ:     C+4HNO3(đặc)→to CO2+4NO2+2H2O

2. Tính oxi hóa

a) Tác dụng với hiđro

Cacbon phản ứng khí hiđro ở nhiệt độ cao có chất xúc tác, tạo thành khí metan:

C+2H2→to,xt CH4

b) Tác dụng với kim loại

Ở nhiệt độ cao, cacbon phản ứng với một số kim loại tạo thành cacbua kim loại

Thí dụ:        4Al+3C→to Al4C3

                                   nhôm cacbua

III - ỨNG DỤNG

Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức. Trong kĩ thuật, kim cương được dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài.

Than chì được dùng làm điện cực; làm nồi, chén để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt; chế tạo chất bôi trơn; làm bút chì đen.

Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim để luyện kim loại từ quặng.

Than gỗ được dùng để chế thuốc nổ đen, thuốc pháo, chất hấp thụ. Loại than có khả năng hấp thụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hóa chất và trong y học.

Than muội được dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày,...

IV - TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, ĐIỀU CHẾ

1. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết. Ngoài ra, cacbon còn có trong các khoáng vật như canxi (đá vôi, đá phấn, đá hoa, chúng đều chứa CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3) (hình 3.4),...và là thành phần chính của các loại than mỏ (than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn,..., chúng khác nhau về tuổi địa chất và hàm lượng cacbon). Dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên là hỗn hợp của các chất khác nhau chứa cacbon, chủ yếu là hiđrocacbon. Cơ thể thực vật và động vật chứa nhiều hợp chất của cacbon.

hinh-anh-bai-20-cacbon-328-3

Nước ta có mỏ than antraxit lớn ở Quảng Ninh, một số mỏ than nhỏ hơn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam,...

2. Điều chế

Kim cương nhân tạo được điều chế từ than chì, bằng cách nung than chì ở 2000oC, dưới áp suất 50−100 nghìn atmotphe với chất xúc tác là sắt, crom hay niken.

Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500−3000oC trong lò điện, không có không khí.

Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ khoảng 1000oC trong lò cốc, không có không khí.

Than gỗ được tạo nên khi đốt cháy gỗ trong điều kiện thiếu không khí.

Than muội được tạo nên khi nhiệt phân metan có chất xúc tác:

CH4→to,xt C + 2H2

Than mỏ được khai thác trực tiếp từ các vỉa than nằm ở độ sâu khác nhau dưới mặt đất.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hiểu tính chất hóa học của NaOH, NaHCO3, Na2CO3 và phương pháp điều chế NaOH

Xem chi tiết

Bài 36. Nước

Nước có thành phần và tính chất như thế nào ? Nước Có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm ?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH

Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối... trong nước, ta có những dung dịch đường, muối... Vậy dung dịch là gì ? Các bạn hãy tìm hiểu.

Xem chi tiết

Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hàng năm thế giới mất đi 15% lượng gang , thép luyện được do bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại và có biện pháp nào để bảo vệ không?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

MnO4KCrO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất và chất

Xem thêm

CrO5H[CuCl2]

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất và chất

Xem thêm

AlCO3C6H5CHNC6H5

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất và chất benzanalin

Xem thêm

CH3COOC6H5COOHOHC6H5COOH

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Aspirin và chất axit salicylic

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 18/05/2024