Bài 8. Amoniac và muối amoni | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Nội dung bài học Amoniac và muối amoni tìm hiểu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp . Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo). Cách điều chế NH3. Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan). Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni.

Advertisement

Advertisement

A. AMONIAC

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ

Trong phân tử amoiac:

N liên kết với H bằng liên kết cộng hóa trị có cực.

Có cấu tạo hình chóp với nguyên tử N ở đỉnh.

Nguyên tử N có cặp electron hóa trị tham gia liên kết với nguyên tử khác.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí

- Tan nhiều trong nước, tạo thành dd có tính kiềm  

- Khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm P trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng ⇒ NH3 có tính bazơ.

- Dung dịch NH3 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (N = 0,91g/cm3).

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1.Tính bazơ yếu

a) Tác dụng với H2O giải phóng OH- và dẫn điện

b) Tác dụng với dung dịch muối tạo thành kết tủa hiđroxit. Ví dụ

AlCl3 + 2NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓+ 3NH4Cl

Al3++3NH3+3H2O → Al(OH)3 ↓  + 3NH4+

c) Tác dụng với axit tạo muối amoni

2NH3 +  H2SO4 → (NH4)2SO4

NH3 +  HCl → NH4Cl

2.Tính khử

Trong phân tử NH3 nguyên tử N có số oxi hóa là -3 là số oxi hóa thấp nhất vì vậy amoniac có tính khử.

a) Tác dụng với oxi: 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2

b)Tác dụng với clo:  NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.

Kết luận: Amoniac có các tính chất hoá học cơ bản: Tính bazơ yếu và Tính khử     

IV. ỨNG DỤNG

- Sản xuất HNO3

- Sản xuất phân đạm và dd NH3 có thể sử dụng trực tiếp làm phân bón

- Điều chế N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa

- NH3 lỏng dùng làm chất làm lạnh cho thiết bị lạnh

- Sử dụng trong công nghiệp đông lạnh (sản xuất nước đá, bảo quản nông phẩm...)

- Sử dụng trong công nghiệp môi trường (loại bỏ một số khí gây ô nhiễm như SO2...)

V. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm

- Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2 hay dd kiềm: 2NH4Cl+Ca(OH)2 → CaCl2+2NH3↑+2H2O

- Để làm khô khí, ta cho khí NH3 có lẫn hơi nước qua bình vôi sống CaO.

- Điều chế nhanh 1 lượng nhỏ khí NH3, ta đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc.

2. Trong công nghiệp

N2 + 3H2  2NH      △H<0

Nhiệt độ: 450 – 500oC

Áp suất: 200- 300 atm

Chất xúc tác: Fe/Al2O3, K2O

MUỐI AMONI

Muối amoni là chất tinh thể ion gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axít. Ví dụ: NH4Cl, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước, khi tan điện li hoàn toàn tạo thành các ion. Ion NH4+ không màu

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1.Tác dụng với dung dịch kiềm

(NH4)2SO4 + 2NaOH  → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O.

Phương trình ion thu gọn: NH4+ + OH- → NH3  + H2

2.Phản ứng nhiệt phân

Muối amoni tạo bởi axít không có tính oxi hoá: (HCl,H2CO3) → NH3

NH4Cl  NH3  + HCl 

(NH4)2CO3   NH + NH4HCO3

NH4HCO3  NH3 + CO2+ H2

Muối amoni tạo bởi axít có tính oxi hoá: (HNO2, HNO3) → N2 , N2O

NH4NO2  N2 + 2H2O

NH4NO3  N2O + 2H2O

Luyên thi cấp tốc ĐHQG HCM - Hà Nội

Đánh giá

Bài 8. Amoniac và muối amoni | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản


Advertisement

Nội dung SGK ở cấp học khác

Từ điển hoá học Luyện Thi Cấp Tốc ĐHQG HCM - Hà Nội Phương trình Chất hoá học Chuỗi phương trình Câu hỏi Tài liệu Khái niệm hoá học Sách giáo khoa Điều thú vị Đăng nhập Công cụ hoá học Bảng tuần hoàn Bảng tính tan Cấu hình electron nguyên tử Dãy điện hoá Dãy hoạt động kim loại Trang 42 SGK lớp 8 Màu sắc chất hóa học Quỳ Tím Nhóm Học Tập Dành cho Sinh Viên Phân loại phương trình Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Ôn thi đại học Phương trình hữu cơ Phương trình vô cơ

Nhà Tài Trợ

TVB Một Thời Để Nhớ

Advertisement

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 2023-03-24 02:55:45pm