Bài 22. Clo | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Nội dung bài giảng Clo tìm hiểu về Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Kiến thức trọng tâm: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro), Clo còn thể hiện tính khử

Advertisement

Advertisement
Advertisement
Advertisement

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Ở điều kiện thường, Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc.

Khí Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan ít trong nước tạo thành dung dịch nước Clo có màu vàng nhạt , Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ: Benzen,… 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Cl + 1e → Cl-

=> Clo có tính chất oxi hóa mạnh

1. Tác dụng với kim loại tạo ra muối clorua

Ví dụ:

2Fe + 3Cl2(to) 2FeCl3

2. Tác dụng với hiđro

Clo dễ dàng phản ứng với hiđro khi có ánh sáng

Cl2 + H2 →(đk: as)  2HCl (khí hiđro clorua)

Kết luận: khí tác dụng với kim loại hoặc hiđro clo thể hiện tính oxi hóa mạnh

3. Tác dụng với nước

Cl2 + H2O ⥩ HCl + HClO (axit hipo clorơ)

Khi tác dụng với H2O, Clo đóng vai trò vừa là chất khử cũng vừa là chất oxi hóa.

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Trong tự nhiên Cl có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình là 35,5.

Cl chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất như muối clorua, muối khoáng cacnalit.

IV. ỨNG DỤNG

Khử trùng nước, tẩy trắng vải sợi, giấy,…

Sản xuất chất hữu cơ.

Sản xuất nước Giaven, clorua vôi,

V. ĐIỀU CHẾ

1. Phương pháp điều chế Clo trong phòng thí nghiệm: Đun nóng nhẹ dung dịch axit clorua đậm đặc với chất có khả năng oxy hóa mạnh như mangan dioxit (MnO2).

Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Nếu muốn thu được khí Clo tinh khiết, cần tiếp tục thực hiện các bước sau:

- Cho khí Clo qua bình axit sulfuric đặc, nó sẽ được làm khô nước.

- Thu khí Clo bằng phương pháp đẩy không khí do khí Clo nặng hơn không khí.

- Sử dụng bông tẩm xút, tránh khí Clo bay ra bên ngoài vì Clo là khí độc

Ngoài ra có thể dùng một số chất oxy hóa khác như kali pemanganat (KMnO4), Kali Clorat (KClO3), Clorua vôi (CaOCl2).

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

2. Điều chế khí Clo trong công nghiệp

Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm chỉ thu được một lượng nhỏ, không đủ phục vụ cho nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Do đó, điều chế công nghiệp là việc rất cần thiết. Các nhà sản xuất tiến hành điện phân muối Natri Clorua bằng điện phân nóng chảy theo phương trình phản ứng:

2NaCl → 2Na + Cl2

Hoặc điện phân có màng ngăn dung dịch muối halogenua (natri clorua)

2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Đánh giá

Bài 22. Clo | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản


Advertisement

Nội dung SGK ở cấp học khác

Từ điển hoá học Phương trình Chất hoá học Chuỗi phương trình Câu hỏi Tài liệu Khái niệm hoá học Sách giáo khoa Điều thú vị Đăng nhập Công cụ hoá học Bảng tuần hoàn Bảng tính tan Cấu hình electron nguyên tử Dãy điện hoá Dãy hoạt động kim loại Trang 42 SGK lớp 8 Màu sắc chất hóa học Quỳ Tím Tin tức Nhóm Học Tập Dành cho Sinh Viên Phân loại phương trình Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Ôn thi đại học Phương trình hữu cơ Phương trình vô cơ

Nhà Tài Trợ

TVB Một Thời Để Nhớ

Advertisement

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 2023-06-04 04:30:56am