Bài 17. Silic và hợp chất của silic | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Advertisement

Advertisement

A. SILIC

Cấu hình electron của Si: 1s22s22p63s23p2.

Silic ở ô thứ 14, nhóm IV A, chu kì 3 của bảng tuần hoàn

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Silic gồm có : Silic tinh thể và vô định hình

- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, ánh kim, có tính bán dẫn, nóng chảy ở 1420oC

- Silic vô định hình là chất bột màu nâu

- Silic có tính chất vật lí của nguyên tố nửa kim loại.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Số oxi hóa của Si giống C: -4, 0, +2, +4

Vừa có tính khử, vừa có tính oxy hoá.

1. Tính khử

a) Tác dụng với phi kim

- Với Flo ở đều kiện thường: Si + 2F2 → SiF4

- Với halogen, O2: ở nhiệt độ cao

Si + O2  SiO2

b) Tác dụng với hợp chất:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

2. Tính oxi hoá

Khi tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo các silixua kim loại

Si + 2Mg Mg2Si (Magie silixua) 

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Tinh thể thạch anh

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau Oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng Vỏ Trái Đất.

- Trong tự nhiên không có Silic tự do, mà chỉ gặp được ở dạng hợp chất: chủ yếu silic đioxit; các khoáng vật silicat; cao lanh, thạch anh, ...

IV. ỨNG DỤNG

Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật

Ứng dụng của Silic

V. ĐIỀU CHẾ

Nguyên tắc:

Dùng chất khử mạnh (Mg, Al, C…) khử SiO2 ở nhiệt độ cao

SiO2 + 2Mg  Si + 2MgO

B. HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. SILIC DIOXIT

- Silic đioxit là chất ở dạng tinh thể, nóng chảy ở 1713oC, không tan trong nước.

- Oxít axít nên tác dụng kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy.

SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O.

SiO2 tan được trong HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

→ Dung dịch HF dùng để khắc chữ và hình trên thuỷ tinh.

II. AXIT SILIXIT (H2SiO3)

- Kết tủa keo: Không tan trong nước.

- Dễ mất nước khi đun nóng

- Là axít yếu, yếu hơn cả H2CO3: Phương trình Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3↓ + Na2CO3

III. MUỐI SILICAT

Đa số muối silicat không tan.

Chỉ có muối silicat của Kim loại kiềm tan trong H2O.

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Đánh giá

Bài 17. Silic và hợp chất của silic | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản


Advertisement

Nội dung SGK ở cấp học khác

Từ điển hoá học Phương trình Chất hoá học Chuỗi phương trình Câu hỏi Tài liệu Khái niệm hoá học Sách giáo khoa Điều thú vị Đăng nhập Công cụ hoá học Bảng tuần hoàn Bảng tính tan Cấu hình electron nguyên tử Dãy điện hoá Dãy hoạt động kim loại Trang 42 SGK lớp 8 Màu sắc chất hóa học Quỳ Tím Tin tức Nhóm Học Tập Dành cho Sinh Viên Phân loại phương trình Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Ôn thi đại học Phương trình hữu cơ Phương trình vô cơ

Nhà Tài Trợ

TVB Một Thời Để Nhớ

Advertisement

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 2023-05-29 02:42:25pm